6 NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU TRONG THIẾT KẾ

Chia sẻ bài viết

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email
Màu sắc luôn đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ nguyên tắc phối màu, thiết kế của bạn có thể trở nên rối rắm và nhức mắt.
Liệu bấy lâu nay các bạn đã phối màu đúng chưa? Cùng mình tìm hiểu về 06 nguyên tắc phối màu trong thiết kế nha.

1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Khi sử dụng quy tắc phối màu đơn sắc, bạn thường chỉ sử dụng một màu chủ đạo. Hay đôi lúc bạn cũng có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau. Vì không quá cầu kì và phức tạp, nên kiểu phối màu đơn sắc nhìn rất dễ chịu với người nhìn. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản và đôi lúc có phần đơn điệu. Bạn sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong tác phẩm của mình khi sử dụng kiểu phối màu này.
Phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Sự đơn giản của chúng giúp mắt chúng ta không bị xao lãng quá nhiều vào các yếu tố khác . Và tập trung hoàn toàn vào các yếu tố quan trọng khác như nội dung… Ngoài ra, cách phối màu này còn được sử dụng làm cho các typeface đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Màu tương đồng (thường là ba màu) kết hợp rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu. Qua đó, tạo nên những phối màu rất nhã nhặn và thu hút. Phối màu tương đồng đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc. Bởi vậy, khi sử dụng chúng, bạn có thể phân biệt các nội dung khác nhau trên sản phẩm dễ dàng hơn. Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng gần nhau trên vòng tròn màu, nên phối màu này không quá rối rắm và phức tạp. Ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt.
Nguyên tắc phôí màu tương đồng
Thường thì khi sử dụng phối màu này. Các nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mình một màu chủ đạo. Màu này sẽ được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải tương tác tốt với màu chính này. Sau đó, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của sản phẩm. Màu thứ 3 thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí)

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Phối màu bổ túc sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những phối màu năng động và tràn đầy năng lượng. Rõ ràng, với cặp màu đối xứng được sử dụng. Bạn rất dễ để tạo điểm nhất cho các chi tiết quan trọng. Cũng chính vì sự đối lập giữa các màu. Phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp nếu sản phẩm của bạn mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.
Nguyên tắc phối màu trực tiếp
Cũng như phối màu tương đồng, khi chọn màu cho phối màu bổ túc trực tiếp này. Các nhà thiết kế sẽ thường chọn cho mình một màu chủ đạo. Sau đó sẽ kiếm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng phối màu này, bạn không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt (desaturated colors). Vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau, vốn là điểm mạnh của phối màu này.

4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Đây là cách phối màu an toàn nhất trong các phối màu. Phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác đều. Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu. Nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Cũng chính vì sự cân bằng này, tuy có đến ba màu được sử dụng.  Nhưng bạn sẽ thỉnh thoảng thấy phối màu này khá đơn điệu, an toàn và thiếu sáng.
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba
Phối màu này rất khó sử dụng khi các bạn muốn tạo điểm nhấn trên sản phẩm của mình. Tuy vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích phối màu này. Chúng thường giúp cho sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng vì sự hài hoà và cân bằng của các màu được sử dụng.

5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Nếu bạn muốn sản phẩm của mình thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu. Thì phối màu bổ túc xen kẽ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác cân. Đôi lúc, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư. Màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó. Chính vì sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này thường mở ra cho các nhà thiết kế rất nhiều cơ hội khám phá. Tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho sản phẩm của mình.
Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ
Ngày này, có rất nhiều sản phẩm chuộng phối màu này. Chủ yếu họ sử dụng màu đen và trắng làm những màu chủ đạo, tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Phối màu này đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để thử thách bản thân cũng như muốn sản phẩm của mình trở nên cầu kì hơn, bạn có thể sử dụng những màu bậc nhất (vàng, đỏ, lam) cho mùa chủ đạo.

6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Đây là cách phối màu phức tạp nhất trong sáu nguyên tắc phối màu cơ bản. Nhưng nếu bạn chịu bỏ công sức và thời gian để chọn lựa màu sắc kỹ càng. Phối màu này sẽ như một phần thưởng khi nó sẽ mang đến cho sản phẩm của bạn sự hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế hiện nay.

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn
Phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Những sự đối nghịch cũng như bổ sung giữa hai cặp màu này chính là điểm mạnh và khác biệt đặc trưng của phối màu này. Các cặp màu trong phối màu này thoạt nhìn thì rất khó để có thể phối hợp. Vì thế bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho sản phẩm của mình. Mẹo để chọn màu cho phối màu này cũng khá cơ bản. Khi bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).


Để hiểu thêm về bố cục màu sắc và chọn màu sắc phù hợp cho thiết kế hoặc doanh nghiệp. Hãy liên hệ với nhà thiết kế để hiểu thêm về vấn đề này nhé. 
Design Phan | Facebook 
https://www.facebook.com/handyboutique4
Tư vấn miễn phí: 09 3555 6634




Liên hệ Handy Boutique

Hotline: 093 555 6634

Bài viết liên quan